Kí sinh trùng trên heo được chia làm hai nhóm: nội kí sinh trùng và ngoại kí sinh trùng. Khi bị nhiễm kí sinh trùng heo sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng.
Đặc trưng của việc nhiễm kí sinh trùng ở trại heo là:
- Không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
- Không có phương pháp điều trị đơn giản.
- Hiệu quả điều trị không rõ ràng.
- Dễ bỏ qua, sao nhãng không xử lý.
Những thiệt hại do kí sinh trùng gây ra là:
- Ảnh hưởng FCR cám
- Giảm trọng lượng cai sữa
- Giảm trọng lượng xuất chuồng và làm chậm ngày tuổi xuất chuồng.
- Giảm khả năng đề kháng dịch bệnh.
Ngoại kí sinh trùng: là những loại động vật kí sinh gây hại từ bên ngoài như ruồi, muỗi, rận, con ghẻ… Trong đó con ghẻ gây thiệt hại lớn nhất trong các loại ngoại kì sinh trùng.
Bảng 1: Tăng trọng và FCR cám sau khi diệt ghẻ
Phân loại | Số con | Tăng trọng ngày (kg) | FCR cám |
Nhóm đối chứng | 24 | 79,5 | 2,69 |
Nhóm sử dụng thuốc | 24 | 84,1 | 2,71 |
Nội kí sinh trùng: bao gồm giun đũa, giun kim… gây ra các triệu chứng lâm sàng như thiếu máu, ho, ói, chậm lớn, giảm tiết sữa, tiêu chảy…
Chương trình diệt kí sinh trùng
Sử dụng theo dạng tiêm để diệt nội ngoại kí sinh trùng.
Phân loại | Heo con | Hậu bị | Mang thai | Heo đực, heo thịt |
Thời kì | 3 tuần tuổi (cai sữa) | 2 tuần trước phối | Trước đẻ 2 tuần | 3 ngày trước khi nhập chuồng |
Liều tiêm | 0,5 ml/ con | Mỗi 33 kg/ 1ml | Mỗi 33 kg/ 1ml | Mỗi 33 kg/1ml |
Sử dụng thuốc diệt ngoại kí sinh trùng dạng lỏng:
- Heo hậu bị: phun xịt 2 tuần trước phối
- Heo mang thai: phun xịt 2 tuần trước đẻ
- Heo đực: phun xịt định kì
- Heo choai, heo thịt: sử dụng các chế phẩm phun xịt.
So sánh ưu khuyết điểm của thuốc tiêm và thuốc phun:
Phân loại | Thuốc tiêm | Thuốc phun |
Giá cả | Cao | Tiết kiệm |
Diệt nội kí sinh trùng | Có khả năng | Không thể, cần sử dụng thuốc diệt nội kí sinh trùng |
Diệt ghẻ, rận trong lỗ tai | Có khả năng | Không thể, cần bơm xịt thuốc vào tai |
Nhân lực | Tốn công chích | Sử dụng thuận tiện |
Hiệu quả | Tốt | Hiệu quả thấp hơn so với thuốc tiêm |
Những thiệt hại do nội kí sinh trùng gây ra: FCR cám và tỷ lệ tăng trọng bị ảnh hưởng. Hấp thu chất dinh dưỡng giảm, thiếu máu, tổn thương niêm mạc đường ruột. Tăng chi phí điều trị do mạch máu, cơ quan tiêu hóa bị tổn thương.
Chương trình diệt nội kí sinh trùng trên heo.
Nái | Thực hiện 2 tuần trước khi đẻ |
Heo đực | Thực hiện khi nhận heo |
Heo hậu bị | Thực hiện khi chọn hậu bị hoặc nhận heo |
Heo thịt | Tối đa 3 lần (7 tuần tuổi, 13 tuần tuổi và trước khi xuất chuồng 1 tháng).
Tối thiểu 1 lần (khoảng 100 ngày tuổi, trọng lượng 50-60 kg) |
Chương trình diệt kí sinh trùng cho toàn trại:
- Thực hiện 2 lần/ năm, mỗi lần kéo dài khoảng 7 ngày (tháng 3-4 và tháng 9-10).
- Trường hợp trại có vấn đề hô hấp thì bổ sung thêm 1 lần vào đầu tháng 6.
- Trường hợp trại nhiễm bệnh nặng thì mỗi quý thực hiện một lần.
- Tiêm 1ml/ 33kg trọng lượng hoặc trộn thuốc trong vòng 7 ngày.
- Đối với heo con và heo thịt: trộn vào cám trong vòng 7 ngày.
- Trường hợp trại nhiễm bệnh nặng, trộn 7 ngày, ngưng thuốc 7 ngày sau đó trộn thuốc thêm 7 ngày.
Những điều cần lưu ý: cần tính toán trước lượng thuốc cho tùng nhóm heo. Bổ sung thêm các chế phẩm sinh học, axit hữu cơ… để tránh tình trạng giảm lượng cám ăn vào.
Một số biện pháp giúp giảm tình trạng nhiễm kí sinh trùng:
- Độ ẩm: duy trì trạng thái nền chuồng khô ráo.
- Duy trì vệ sinh và dọn phân.
- Diệt kí sinh trùng cho hậu bị và heo đực mới nhập.
- Chuồng trống phải vệ sinh, tiêu độc, giữ khô.
- Thực hiện chương trình diệt kí sinh trùng theo định kì.